Hỗ trợ trực tuyến

Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

22/04/2019 - 05:24

Phụ huynh nên nắm rõ sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo để có thể quan tâm và chăm sóc con đúng đắn vì ở giai đoạn từ khi trẻ sinh ra đến 6 tuổi, các hiện tượng tâm lý được coi là nền tảng sự phát triển nhận thức sau này.

1. Tư duy của trẻ mầm non

1.1. Khái niệm tư duy là gì?

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tư duy chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác về thế giới khách quan thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật.

1.2. Tư duy của trẻ mầm non là gì?

 

Tư duy của trẻ mầm non là gì
Tư duy của trẻ mầm non là gì

Tư duy của trẻ mẫu giáo là quá trình khám phá những thuộc tính mới, những mối quan hệ mới giữa sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết. Ở trẻ, hoạt động tư duy bao gồm hoạt động lý thuyết và các thao tác thực tiễn nhằm định hướng nhận thức.

2. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non

2.1. Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi

Ở giai đoạn này, các bé tích cực hoạt động với đồ vật xung quanh, nhờ đó mà sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo phát triển khá mạnh. Việc xác lập mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhau trong quá trình tư duy chỉ mang tính ngẫu nhiên. Suốt quá trình đó, việc sử dụng mối quan hệ có sẵn do người lớn chỉ ra là rất quan trọng. Trẻ bắt đầu giải quyết vấn đề bằng tay theo phương thức “thử và có lỗi”. Phương thức này còn có tên gọi khác là tư duy trực quan – hành động.
Xem thêm:

2.2. Đối với trẻ từ 3-6 tuổi

Đến độ tuổi mẫu giáo, sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo có bước ngoặt quan trọng giúp trẻ:

  • Tiếp xúc với đồ vật lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dần đồ vật được nhập tâm thành những hình ảnh, biểu tượng trong óc.
  • Nắm vững hoạt động với đồ vật là tiền đề để chức năng kí hiệu nảy sinh. Đây là bước nhảy từ tư duy ở bình diện bên ngoài – tư duy trực quan hành động sang tư duy ở bình diện bên trong – tư duy trực quan hình tượng.
Xem thêm:
Sự phát triển tư duy của trẻ mầm non rất quan trọng

Sự phát triển tư duy của trẻ mầm non rất quan trọng

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

Quá trình của sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả khách quan và chủ quan.

3.1. Di truyền

Yếu tố di truyền là những thuộc tính sinh học của cha mẹ được ghi lại trong hệ thống gen truyền cho con cái. Di truyền đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển tâm lý, đảm bảo đáp ứng đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.

3.2. Phương pháp giáo dục

Giáo dục là toàn bộ quá trình tác động đến trẻ để hình thành tư duy, đạo đức, hành vi đúng đắn với sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tư duy ở trẻ mẫu giáo.

  • Trước tiên, giáo dục cung cấp những nội dung mà yếu tố bẩm sinh – di truyền không hình thành có sẵn ở trẻ, thậm chí bù đắp những thiếu hụt mà yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường gây nên.
  • Thứ hai, giáo dục giúp phát huy tối đa các yếu tố khác nhau để hình thành tư duy, uốn nắn những phẩm chất tự phát của môi trường tạo ra theo chiều hướng tích cực.
Xem thêm:

3.3. Tính tích cực hoạt động của trẻ

Hoạt động chính là phương thức tạo nên quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và thế giới khách quan. Ở giai đoạn mẫu giáo, thông qua hành động sử dụng đồ vật, trẻ khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh. Chính vì vậy, tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề trẻ có tích cực tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú của cuộc sống hay không.

Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

4. Các phương pháp phát triển tư duy của trẻ

Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, không chỉ cần gia đình quan tâm mà sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là rất cần thiết.

4.1. Phương pháp giáo dục gia đình

4.1.1. Xây dựng não bộ khỏe mạnh

Ngay từ giai đoạn này, cha mẹ phải luôn định hướng con học theo chiều hướng tích cực, xây dựng một não bộ khỏe mạnh, lựa chọn hướng đi đúng đắn trong việc phát triển tư duy cho con em mình. Thông qua giáo dục gia đình và việc lựa chọn kỹ nguồn dinh dưỡng có chứa hàm lượng cao DHA, ARA, cha mẹ có thể giúp sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo hoàn thiện não bộ hơn nửa.

Một trong những phương pháp xây dựng não bộ cho sự phát triển tư duy của trẻ được thế giới công nhận là phương pháp UCMAS. Phương pháp đặc biệt thích hợp với trẻ từ 4-6 tuổi. Nhờ quá trình làm việc với chương trình bàn tính và hàng loạt các hành động như nhìn, nhớ, tập trung, phân tích, đánh giá và kiểm soát trong bộ não được phối hợp và bồi dưỡng. UCMAS không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng tính toán, đạt được sự tập trung của trí óc mà còn nâng cao khả năng lập luận, đánh giá, ứng dụng và quan sát.

Xây dựng não bộ khỏe mạnh
Xây dựng não bộ khỏe mạnh cho trẻ

4.1.2. Cha mẹ cần chú trọng phát triển tư duy cho con

Từ 1-6 tuổi, cha mẹ cần cho trẻ biết những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh, nhận biết về những người thân trong gia đình. Đừng vì cảm thấy phiền mà phớt lờ những câu hỏi của con, hãy từ tốn giải thích cặn kẽ và đầy đủ để trẻ được tiếp nhận những kiến thức đúng đắn. Cha mẹ có thể cho trẻ xem video, clip, sử dụng các dụng cụ đa dạng, sinh động để kích thích não bộ của trẻ.

4.1.3. Khuyến khích trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh

Trong thực tế, đứa trẻ bình thường nào cũng thích khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cha mẹ cần vạch ra mục đích tìm hiểu rõ ràng để trẻ em có thể tập trung sự chú ý, hiệu quả quan sát, khám phá sẽ càng cao. Bên cạnh đó, cần kích thích lòng mong muốn hiểu biết và bồi dưỡng hứng thú tìm tòi thế giới xung quanh của trẻ.

4.2. Đối với nhà trường

4.2.2. Xây dựng nội dung chương trình học phù hợp

Để sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo đạt một cách hiệu quả, trường mầm non cần xây dựng nội dung các bài học nhỏ thống nhất với chủ đề lớn, tạo cho trẻ cái nhìn cảm quan bằng hình ảnh, bằng chính sở thích và trình độ phát triển theo lứa tuổi.

Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức hoạt động theo thời gian biểu của trường và các nội dung hoạt động được lựa chọn linh hoạt. Các hoạt động được tổ chức ngoài trời, trong nhà, trên sân khấu, khi dã ngoại dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy sáng tạo và năng động.

Xây dựng nội dung chương trình học phù hợp cho trẻ mầm non
Xây dựng nội dung chương trình học của UCMAS phù hợp cho trẻ từ 4 đến 14 tuổi

4.2.2. Làm các bài tập tư duy cho logic cho trẻ mầm non

Vừa học vừa chơi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. Những bài tập thúc đẩy sự phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động, sáng tạo và logic. Có thể kể tên một số bài tập như: tìm hình vẽ; phân loại nhóm; phát hiện sự thay đổi, giống và khác nhau; đoán hình; ghi nhớ nhanh;…

Bài viết trên cung cấp đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo, đồng thời đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm giúp các bậc phụ huynh, thầy cô lựa chọn định hướng giáo dục phát triển tư duy ở con em mình. UCMAS hân hạnh là tổ chức đi đầu trong sự phát triển tư duy của trẻ. UCMAS không chỉ mang đến cho con bạn cách học toán hiệu quả mà còn đưa ra phương pháp rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng tư duy não bộ.

Xem thêm: 

Phụ huynh quan tâm tới việc đầu tư cho sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo thông qua chương trình UCMAS có thể liên hệ qua hotline 0967868623 hoặc website ucmasvietnam.com.
 

Đánh giá
Đánh giá trung bình dựa trên 1 lượt đánh giá
5.0
  • 5 sao
    (1)
  • 4 sao
    (0)
  • 3 sao
    (0)
  • 2 sao
    (0)
  • 1 sao
    (0)
Vui lòng đánh giá, bình luận và đặt câu hỏi
Nhận xét
Chọn ảnh đại diện (.png,.jpg,.jpeg,.gif)
UCMAS Việt Nam | Chương trình bàn tính và số học trí tuệ su-phat-trien-tu-duy-cua-tre-mau-giao Average rating: 5.0 1
Linh Linh
16:07:56 22/04/2019

Cảm ơn UCMAS, bài viết rất hay và bổ ích

Bình luận Facebook
Các bài viết khác

Con cái là tấm gương phản chiếu cha mẹ

Có một câu nói: ′′ Là cha mẹ, bạn không chỉ nuôi con mà còn dạy chúng cách làm người lớn." 🧍. Điều bạn có thể làm là hình mẫu của con và dẫn lối trẻ vượt qua những thăng trầm của cuộc sống khi trưởng thành.

Cách đơn giản để nâng cao thành tích học tập

Nâng cao thành tích học tập luôn là mục tiêu của các bạn học sinh khi đến trường đến lớp. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ học tập bạn cũng cần biết các phương pháp học tập thông minh, UCMAS sẽ đưa ra cho bạn 1 số gợi ý để việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết

Cách thức rèn luyện tư duy hiệu quả

Cách tốt nhất để đạt được mọi mục tiêu của bạn là luyện tập liên tục, và cuối cùng bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn từ công việc chăm chỉ. Đây là một số phương pháp để các bạn nhỏ rèn luyện hiệu quả 😁

Đồng hành để khai phá tiềm năng trong trẻ

Càng trưởng thành ta càng nhận ra có rất nhiều điều phải học trên thế giới này, và khi đã làm cha mẹ, khi chứng kiến các con bắt đầu tiếp xúc với kiến thức và thế giới bên ngoài chúng ta nên hỗ trợ 100 % 🤗 cho con để đối mặt với những thử thách ngoài kia