Trẻ mất tập trung khi học là vấn đề khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của trẻ. Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và có cách nào để khắc phục không? Xin mời các bậc phụ huynh quan tâm cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân trẻ mất tập trung khi học
Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung khi học thường xuất phát từ 5 nguyên nhân sau:
1.1. Chế độ dinh dưỡng
Mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ
Nhiều trẻ thường được bố mẹ cho ăn quá nhiều thức ăn chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo, đồ ăn nhanh,... Lượng đường nạp vào máu quá nhiều ở 1 thời điểm có thể khiến trẻ trở nên hiếu động hơn, không thể ngồi yên một chỗ tập trung.
Chế độ ăn thiếu sắt cũng gây ra nhiều vấn đề, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi. Khi mệt mỏi, trẻ thường giảm chú ý, mất tập trung và xảy ra tình trạng nhớ nhớ, quên quên thất thường. Do vậy, cha mẹ cần cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng vừa đủ, không quá nhiều mà cũng không quá ít để bé có sức khỏe tốt, học tốt hơn.
Việc ăn uống mất cân bằng nói chung, thiếu chất này, thừa chất kia đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và não bộ của trẻ, gây ra tình trạng mất tập trung.
1.2. Không gian học tập nhiều xao nhãng
Môi trường học tập quá nhiều xao nhãng khiến trẻ khó tập trung học bài
Mỗi bé khi học thường sẽ được cha mẹ để cho một không gian học riêng. Thế nhưng, cũng không ít gia đình vì điều kiện hoặc không thể tránh khỏi những hoàn cảnh xung quanh của cuộc sống như: âm thanh, tiếng ồn, không gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát cũng có thể là những nguyên nhân khiến bé khó tập trung, dễ xao nhãng. Điều này ảnh hưởng xấu đến não bộ của bé, khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mất tập trung học bài.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cố gắng tạo cho bé một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát nhất có thể để tiếp thêm tinh thần cho sự tập trung của bé.
1.3. Phương pháp giáo dục gia đình
Cha mẹ là người tiếp xúc đầu tiên với con và dành nhiều thời gian bên bé nhất. Do đó mà cha mẹ có tác động rất lớn tới việc học của trẻ. Nếu được cha mẹ nuông chiều thường xuyên, coi nhẹ và bỏ qua việc học hoặc giáo dục sai cách,... thì trẻ rất khó để tập trung vào việc học và đạt kết quả tốt.
Những thói quen như: vừa ăn vừa chạy chơi, vừa ăn vừa xem tivi, vừa viết bài vừa ăn vặt hay nói chuyện… tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu tới khả năng tập trung của bé. Những phương pháp dạy con của nhiều bậc phụ huynh vô tình tạo cho các con những thói quen mất tập trung ngay từ khi còn rất nhỏ.
Cha mẹ nên chiều chuộng ở mức phù hợp và có động thái uốn nắn con ngay từ nhỏ, rèn cho bé tính kiên trì và dần thành thói quen tích cực cho trẻ.
1.4. Thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc mới giúp trẻ học tập hiệu quả
Giấc ngủ có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt tới các hoạt động của não bộ và cơ thể. Trung bình, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày.
Khi thiếu ngủ, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như người lớn: giảm chú ý, trí nhớ kém, mất tập trung... Thực tế, trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng thích nô đùa, nghịch ngợm, ham chơi...mà nhiều khi quên mất đi những giấc ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động kiểm soát giờ chơi và ngủ của trẻ, để bé ngủ đủ giấc. Có như vậy, khi thức dậy, bé mới không cảm thấy uể oải, đủ tỉnh táo, tập trung bước vào một ngày mới trên trường học.
1.5. Sử dụng nhiều thiết bị công nghệ
Thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh như ipad, smartphone khiến sức tập trung của trẻ bị ảnh hưởng. Ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính hay điện thoại có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, tia bức xạ từ những thiết bị điện tử có thể làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
Vì những lý do trên, cha mẹ không nên cho bé sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều trong ngày, và tuyệt đối không cho trẻ dùng thời điểm trước khi bé đi ngủ vào ban đêm. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên cho các con chơi những trò chơi vận động, tư duy, đọc sách, vẽ, thể thao,... hay trò chuyện cùng bố mẹ, ông bà, người thân… để nâng cao khả năng tập trung.
2. Phương pháp rèn luyện để trẻ tập trung khi học
Dưới đây là một số phương pháp chọn lọc cho các bé rèn luyện.
2.1. Xác định tầm quan trọng của việc học cho trẻ
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của trẻ
Một trong những bước đầu tiên để bé có thể rèn luyện tập trung khi học là cha mẹ phải giúp bé hiểu được tầm quan trọng của việc học.
Các bé thường bắt đầu đi học từ khi lên 3 tuổi, với lớp mầm non và tăng dần lên cho đến đại học, đây là một quá trình học khá dài. Không chỉ vậy, bé không chỉ học trên trường mà còn học từ ngoài cuộc sống, bạn bè, những người xung quanh.
Nhìn chung, bé cần phải học hỏi thì cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển trí tuệ mới có thể đi lên theo chiều hướng tốt. Mặt khác, muốn có kết quả tốt bé cần phải tập trung cao độ cho việc học, vì học tập không phải là quá trình dễ dàng.
2.2. Học cùng trẻ
Trên thực tế, trẻ nhỏ có xu hướng ngồi chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Đối với việc học tập cũng tương tự, bé tập trung học bài lâu hơn vì có cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ ở bên cạnh. Thêm vào đó, khi cha mẹ ngồi học cùng bé nếu bé có khúc mắc gì trong bài tập có thể hỏi hoặc cha mẹ có thể hướng dẫn và theo dõi quá trình học của bé tốt hơn.
Cha mẹ nên học cùng bé để bé có thể nâng cao khả năng tập trung học
2.3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Như đã nói ở trên, việc thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, cha mẹ cần bổ sung vào thực đơn các bữa ăn của bé hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ để bé có đủ sức khỏe, tỉnh táo tập trung học tập và vui chơi.
Chế độ ăn uống đầy đủ để đảm bảo chất dinh dưỡng
2.4. Tạo không gian học tập thoải mái
Xuất phát từ nguyên nhân gây ra mất tập trung ở trẻ vì nơi học tập quá ồn ào hoặc bừa bãi, cha mẹ nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái, dạy bé sắp xếp gọn gàng ngăn nắp sách, vở, đồ dùng học tập…
Trong thời gian đầu mới rèn luyện sự tập trung, trẻ rất cần một không gian yên tĩnh để học bài. Khi đã tập được thói quen tập trung cao độ rồi, dù môi trường xung quanh ồn ào, trẻ vẫn có thể học bài hiệu quả.
Để rèn luyện phương pháp tập trung cao độ đạt hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh có thể đưa các con đến các trung tâm, nơi có không gian học tập thoải mái, sạch sẽ. Một trong số những trung tâm hàng đầu đạt chỉ tiêu về cơ sở vật chất cũng như chất lượng học, giúp các em tăng khả năng tập trung cao là UCMAS Việt Nam. Thông qua chương trình “Bàn tính và Số học trí tuệ UCMAS” các bé có thể cải thiện và rèn luyện được khả năng tập trung một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Học viên tại UCMAS tập trung cao độ khi thực hiện phép tính
Tại UCMAS, ở các cấp độ ban đầu, các em học sinh sẽ tập luyện tập trung não bộ trong không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, ở các cấp độ học cao hơn, khi khả năng tập trung đã được nâng cao, các em học sinh có thể tập trung giải bài tập ngay cả khi môi trường xung quanh có nhiều tiếng động ồn ào. Đây chính là điều đặc biệt góp phần làm nên thương hiệu UCMAS và khiến các bạn học sinh của UCMAS vượt trội hơn so với học sinh ở các trung tâm khác.
2.5 .Không để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ khi không cần thiết
Các bé thường rất thích các thiết bị công nghệ như ipad, smartphone để chơi trò chơi, xem hoạt hình hay ca nhạc… Thế nhưng, việc lạm dụng quá nhiều vào công nghệ hay thời gian xem chúng quá nhiều sẽ khiến trẻ mê mẩn muốn xem mãi, quên đi việc vui chơi với bạn bè, thầy cô hay việc quan trọng hơn cả là việc học.
Cha mẹ không nên để trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ khi không cần thiết. Cha mẹ nên cho trẻ xem hạn chế và tạo nhiều trò chơi yêu cầu khả năng tập trung ở trẻ để trẻ có thể rèn luyện khả năng tập trung, mang lại tác dụng cao cho việc học tập.
2.6. Kích thích sự tập trung qua các trò chơi
Những trò chơi hữu ích giúp trẻ tăng khả năng tập trung
Như đã nói, cha mẹ nên cho trẻ chơi nhiều trò chơi tăng khả năng tập trung. Đặc biệt, hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Vì khi trẻ chơi sẽ cảm thấy thư giãn và sau đó có thể tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con nghe nhạc làm tăng khả năng tập trung như những bản nhạc cổ điển hay nhạc không lời.
2.7. Thường xuyên nói chuyện với giáo viên của trẻ
Nói chuyện với giáo viên để tìm hướng giải quyết thích hợp nhất cho trẻ
Nói chuyện với giáo viên của bé cũng là một cách cha mẹ có thể tìm hiểu xem bé có tập trung khi học trong lớp không. Qua đó, các bậc cha mẹ có thể chia sẻ với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn. Việc thấu hiểu con và cách con học tập sẽ giúp cả cha mẹ và giáo viên có hướng điều chỉnh và hướng dân phù hợp với con hơn.
2.8. Tìm phương pháp học hiệu quả
Cha mẹ nên tập trung quan sát con trẻ và đặt ra những câu hỏi để tìm được những phương pháp học hay và phù hợp với tính cách của con. Chẳng hạn, nếu bé tập trung học trong khoảng thời gian vượt cả mức đề ra ban đầu thì động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác?... Từ đó, cha mẹ có thể tìm ra nhiều cách học phù hợp để trẻ cảm thấy yêu thích học và tập trung học hơn.
2.9. Không nên nóng vội và tạo áp lực cho trẻ
Một điểm các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi dạy các bé học chính là không nóng vội hay tạo áp lực cho trẻ. Việc cố gây áp lực, bắt bé phải thế này, phải thế kia, hay đánh, mắng… chỉ càng khiến bé sợ hãi hoặc khóc, thậm chí là kết quả rèn luyện còn tồi tệ hơn. Chính vì thế, cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ bảo, từ từ nói cho các bé nghe cũng như tạo không khí thoải mái cho bé tập trung học.
2.10. Làm gương cho trẻ
Muốn dạy các con cho thật tốt thì bản thân cha mẹ cũng nên làm gương cho trẻ. Trẻ nhỏ thường bắt chước thói quen hoặc học theo người lớn các hoạt động của người lớn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng nên khi làm bất cứ việc gì trước mặt bé cũng nên tập trung cao độ để bé thấy và học theo, tự hoàn thiện khả năng tập trung của mình.
2.11. Đưa trẻ tới các trung tâm học uy tín
Ngoài những phương pháp rèn luyện trên, đưa trẻ tới các trung tâm học uy tín để trẻ tập trung khi học cũng là một phương án đáng được lựa chọn bởi nhiều gia đình. Đến với các trung tâm, các bạn học sinh sẽ được các thầy cô giỏi, chuyên nghiệp dạy bảo nên khả năng tập trung sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc học tập cùng bạn bè cũng khiến bé biết mình cũng phải tập trung học để dành được nhiều điểm cao.
Hiện nay, tại Việt Nam, UCMAS Việt Nam là một trong số ít những trung tâm uy tín có khả năng giảng dạy và mang đến cho trẻ bộ não khỏe mạnh và khả năng tập trung cao độ. Chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ UCMAS có nguồn gốc từ Malaysia đã và đang được nhiều các bậc phụ huynh mong muốn gửi gắm, giúp các em tăng khả năng tập trung và phát triển não bộ toàn diện.
Chương trình học tại UCMAS sử dụng bàn tính gảy để học. Độ tuổi 4-7 tuổi sử dụng bàn tính nhỏ và độ tuổi 8-14 sử dụng bàn tính lớn. Đồng thời, ngoài thời gian trên lớp, mỗi ngày các bé đều cần luyện tập 30 phút ở nhà với bàn tính và các bài tập để rèn luyện sự tập trung ngày càng cao và tăng tốc phản xạ tư duy.
Học viên UCMAS sử dụng bàn tính gảy
Các bậc phụ huynh quan tâm đến chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ của UCMAS Việt Nam giúp trẻ có bộ não khỏe mạnh và giúp cải thiện vấn đề trẻ mất tập trung khi học vui lòng truy cập website https://ucmasvietnam.com/ hoặc gọi đến 0967868623 để được tư vấn.